Skip to content
Pháp lý Nhân sự
  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Tư vấn Pháp luật
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn thuế thu nhập cá nhân
    • Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn Luật An toàn Vệ sinh Lao động
  • Việc làm
    • Việc làm nhân sự
    • Việc làm pháp lý
    • Tuyển dụng Công chức Viên chức
  • Tài nguyên
    • Văn bản Pháp luật
    • Thuật ngữ nhân sự
    • Tài liệu biểu mẫu
    • Blog tôi học nghề luật
    • Blog Nghề Nhân sự
    • Sách hay
    • Truyện cười công sở
    • Bài viết
Offcanvas

  • Lost your password ?
FacebookLinkedIn
Pháp lý Nhân sự
  • Home  » 
  • Bài viết  » 
  • Blog Nghề Nhân sự  » 
  • 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự
Categories Blog Nghề Nhân sự

7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

By admin 18/07/2019 0

Không thể phủ nhận nghề nhân sự hiện tại đang là nghề “HOT” trong tuyển dụng. Tuy vậy, không phải bất cứ ai cũng có thể theo đuổi nghề nhân sự mà hãy cân nhắc xem liệu mình đã phù hợp với nghề chưa? Bài viết này cho mọi người cái nhìn khách quan về yêu cầu cơ bản của nghề nhân sự.

Mục lục bài viết

  • Nghề nhân sự có gì hay?
  • Vai trò của quản lý nhân sự
  • Yêu cầu của nghề nhân sự:
    • 1. Nghề không giới hạn
    • 2. Đòi hỏi kiến thức đa lĩnh vực
    • 3. Môi trường làm việc là rất quan trọng
    • 4. Làm việc phải khách quan
    • 5. Nỗ lực hàng ngày
    • 6. Trách nhiệm lớn
    • 7. Vươn lên khó khăn

Nghề nhân sự có gì hay?

Hiện nay, tại các công ty vị trí nhân sự luôn được xem là “cánh tay phải” của những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là “người phát ngôn” về những quyền lợi tâm tư của các nhân viên.

Xem thêm: On the Job Training nghĩa là gì ?

Vai trò của quản lý nhân sự

– Bộ phận nhân sự là chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là bộ phận đảm bảo các yêu cầu về luật pháp được áp dụng một cách đúng đắn cũng như phát triển được nhân lực của nhân viên để hoàn thành được yêu cầu về mặt kinh doanh. Làm tốt công việc này, nghĩa là bạn đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

– Hơn thế nữa, quản lý nhân sự còn tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

– Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty. 

– Những ứng viên thực thụ trong nghề quản trị nhân sự luôn “cao giá” và khan hiếm dù ở bất cứ thời điểm nào.

Nghề nhân sự làm việc với con người, đối tượng khó khăn nhất, phong phú nhất và cũng rộng lớn nhất “biết người, biết mặt, khó biết lòng” và cũng bởi nghề này được tiếp xúc với nhiều người, quen nhiều, biết nhiều. Nghề này còn có đặc thù so với các nghề khác với những yêu cầu đặc biệt.

Xem thêm: 8 lí do bạn không nên trễ giờ nơi công sở

Chúng tôi có một bài viết rất chi tiết về vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Mời các bạn xem để có cái nhìn cụ thể hơn.

Yêu cầu của nghề nhân sự:

1. Nghề không giới hạn

Nó là một nghề không có giới hạn bởi đối tượng làm việc là con người, một phạm trù luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cả đời, nên nó sẽ không bao giờ nhàm chán, sự học là yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát triển

2. Đòi hỏi kiến thức đa lĩnh vực

Nếu nghề khác chỉ cần tinh thông về mặt nghiệp vụ là ok rồi, đi đâu cũng có đất dụng võ, cứ thế mà làm, còn nghề nhân sự không những cần giỏi về nghề mà còn phải hiểu biết các lĩnh vực khác nhưng chính trị, pháp luật, kinh doanh, xã hội….

3. Môi trường làm việc là rất quan trọng

Nghề nhân sự giỏi nhưng cũng chưa chắc đã thành công vì nó đòi hỏi con người ta phải biết làm việc với người khác trong những môi trường và hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như một ông Trưởng phòng nhân sự quản lý con người trong lĩnh vực trình độ cao thì rất giỏi nhưng có thể khi quản lý con người trong một môi trường sản xuất đối tượng chính là công nhân thì không khéo lại bị đánh vỡ mặt

Xem thêm: Làm việc nhanh & tiết kiệm thời gian hơn với 25 phím tắt Outlook

4. Làm việc phải khách quan

Nghề nhân sự luôn luôn phải cân, sao cho hài hoà giữa quyền lợi, nghĩa vụ của công ty và quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, nếu thiên về một bên nào đó quá thì cũng bất lợi.

5. Nỗ lực hàng ngày

Ai cũng nói con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, nhưng cái người làm nghề xây dựng và phát triển con người có được trọng dụng hay không thì nó còn đòi hỏi sự nỗ lực hàng ngày hàng ngày.

6. Trách nhiệm lớn

Nghề nhân sự có thể vinh quang nhất nhưng cũng có thể bị hắt hủi đầu tiên nếu công ty làm ăn khó khăn. Là người quản lý nhân sự cho cả doanh nghiệp thì tất nhiên trách nhiệm quản lý của bạn phải đặt lên hàng đầu.

7. Vươn lên khó khăn

Nghề nhân sự luôn luôn phải vượt qua chính mình, không được thể hiện cái tôi của mình mà phải thể hiện cho nhiều người, cho tập thể người lao động, cho Ban Lãnh đạo công ty. Nghề Nhân sự đòi hỏi ở bạn tính chuẩn mực, đàng hoáng, đĩnh đạc.

Theo xu hướng thực tế, nhân sự là nghề ”nóng”, một trong những ngành đang thu hút nhiều người tham gia. Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại cộng với sự đầu tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty là rất lớn để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đang khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có các nhân viên nhân sự giỏi để phát triển nhân tài cho công ty. 

Đây thực sự là một nghề thú vị, có nhiều điều mới lạ để khám phá, tuy nhiên cũng rất thử thách. Chính vì thế, có rất nhiều cơ hội cho nghề nhân sự đang chờ đợi bạn.

Nguồn: hanhchinhnhansu.com

Post navigation
Previous post

Cảm nhận được gì khi đọc “Dấn thân vào hoang dã”

Next post

Tối ưu hóa Mind map khi sử dụng vào 7 mục đích sau đây

Bài viết liên quan:

Categories Tư vấn luật lao động Tư vấn Pháp luật 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

Không trả lương cho thực tập sinh có vi phạm pháp luật không?

Categories Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội Tư vấn luật lao động 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

Tổng hợp những khoản tiền, trợ cấp dành cho NLĐ tăng khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Categories Văn bản Pháp lý Nhân sự 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

Các văn bản luật cần biết trong nghề nhân sự 2023

Categories Tư vấn Pháp luật 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC LÀM LUẬT SƯ KHÔNG?

Categories Bài viết Việc làm nhân sự 7 yêu cầu cơ bản cho những ai muốn theo nghề nhân sự

Tổng công ty Phát điện 1 tuyển dụng Chuyên viên Ban Tổ chức và Nhân sự tại hà nội (hạn nhận hồ sơ hết ngày 11/12/2023)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Leave a Comment Hủy

  • CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC LÀM LUẬT SƯ KHÔNG?29/11/2023
  • Tổng công ty Phát điện 1 tuyển dụng Chuyên viên Ban Tổ chức và Nhân sự tại hà nội (hạn nhận hồ sơ hết ngày 11/12/2023)28/11/2023
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?28/11/2023
  • Thỏa ước lao động tập thể là gì? Pháp luật có quy định cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể không?28/11/2023
  • Những hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn vệ sinh lao động27/11/2023
Copyright © 2023 Pháp lý Nhân sự
Offcanvas
  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Tư vấn Pháp luật
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn thuế thu nhập cá nhân
    • Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn Luật An toàn Vệ sinh Lao động
  • Việc làm
    • Việc làm nhân sự
    • Việc làm pháp lý
    • Tuyển dụng Công chức Viên chức
  • Tài nguyên
    • Văn bản Pháp luật
    • Thuật ngữ nhân sự
    • Tài liệu biểu mẫu
    • Blog tôi học nghề luật
    • Blog Nghề Nhân sự
    • Sách hay
    • Truyện cười công sở
    • Bài viết