0 Comments

Thuế, lệ phí là những khoản thu mang tính bắt buộc và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động thu ngân sách nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc khái niệm các khoản thu này trong hoạt động huy động ngân sách nhà nước.

1. Thuế

Thuế là khoản nộp mang tính bắt buộc của các tổ chức, cá nhân đối với Nhà nước. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu ngân sách nhà nước vì:

          + Thuế đánh vào hầu hết các hoạt động kinh tế trong đời sống: dịch vụ, ăn uống,…;

          + Thuế đánh vào thu nhập thường xuyên và không thường xuyên của những chủ thể có thu nhập cao trong xã hội;

          + Thuế đánh vào nhu cầu tiêu dùng.

Ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,…

2. Lệ phí

Lệ phí bao gồm lệ phí và phí. Trong đó:

2.1. Lệ phí

Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được Nhà nước cung cấp các dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được liệt kê trong danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí năm 2015.

Ví dụ: Lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định hiện này được quy định như sau:

Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mức tiền lệ phí môn bài phải đóng được quy định như sau:

  • Trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm
  • Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ: 1.500.000 đồng
  • Dưới 2 tỷ đồng: 1.000.000 đồng

2.2. Phí

 Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm bù đắp chi phí mang tính phục vụ khi được Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí năm 2015.

Ví dụ: Phí sát hạch lái xe, phí công chứng, phí chứng thực….

Related Posts