Những thành tựu tiêu biểu của nền kiến trúc của văn minh Hy Lạp

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập. Trong các thành bang Hy Lạp thì Aten là nơi hình thành nhiều kiến trúc tiêu biểu như: Đền miếu, rạp hát, sân vận động… Trong các công trình ấy tiêu biểu nhất là các công trình sau:

a. Đền Páctênông.

Những thành tựu tiêu biểu của nền kiến trúc của văn minh Hy Lạp

Đền Páctênông là công trình kiến trúc quan trọng nhất trên đồi Acrôpôn ở Aten là đền thờ nữ thần Atêna được xây dựng vào thời Pêriclét trong khoảng những năm 447 – 438 TCN. Dưới sự chỉ đạo của hai nhà kiến trúc kiệt xuất thời cổ đại là Ichtinôt và Calicratêt. Phần điêu khắc do Phiđiat làm và hoàn thành vào năm 431 TCN. Đây là công trình được xây dựng để ghi dấu chiến công của quân đội Hi Lạp trước quân Ba Tư.
Công trình có mặt bằng hình chữ nhật 31 x 70m, có hành lang cột bao quanh. Các cột được tạo hình theo thức đôrich, bằng đá cẩm thạch trắng có tỉ lệ và đường nét rất thanh thoát, đỡ bộ mái hai chiều dốc tạo nên phía mặt trước bộ đầu mái hình tam giác với nhiều điêu khắc trang trí đẹp. Những điềm trang trí vòng quanh theo thức Iônich nhẹ nhàng, sang trọng. Toàn bộ công trình đặt trên một nền cao có nhiều bậc thềm. Không gian bên trong bao gồm một phòng lớn phía trước có đặt tượng thờ nữ thần Atêna (cao 6m) và phòng phía saulàm kho chứa báu vật.
Vẻ đẹp của kiến trúc đền Páctênông được coi là mẫu mực cho các nhà kiến trúc các thế hệ sau đến để học tập. Đền Parthénon thờ Thần nhưng lại mang sắc thái dung dị, thể hiện đặc tính con người rõ nét hơn, chứ không bị thần thánh hóa.
Đền Páctênông không chỉ có vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà nó còn mang đậm giá trị về mặt tư tưởng tôn giáo, hiện thực xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ điều này được thể hiện rõ trong những bức phù điêu dựa theo các đề tài thần thoại và sinh hoạt xã hội của Aten lúc bấy giờ.

     b. Đền thần Zeus, Đền Erechteyon

Những thành tựu tiêu biểu của nền kiến trúc của văn minh Hy Lạp

Đền thờ Zeus là đền thờ lớn nhất thế giới thời cổ đại, được bắt đầu xây dựng ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên dưới thời Hy Lạp độc lập và được kết thúc hơn 638 năm sau dưới thời Hy Lạp bị La Mã đô hộ, vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Dưới thời La Mã, đây là đền thờ lớn nhất của Hy Lạp, chứa đựng một trong những tượng lớn nhất thế giới thời đó. Đền này nằm dưới chân đồi Acropolis, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Đây là đền thờ lớn hơn đền thờ kỳ quan thế giới thời cổ đại, là đền thờ Atemis ở Ephesus. Đây là nơi trú ngụ của 12 vị thần trong truyền thuyết Hy Lạp.
Đền Erechteyon được xây dựng từ năm 424 – 406 TCN. Khác với đền Páctênôg: Mạnh mẽ, cao lớn mặt bằng hoàn toàn đối xứng với thức cột Doric; đền Erechtheion nhỏ hơn, đứng nép bên cạnh, duyên dáng với thức cột Iônic, và hàng cột Cariatít-những cô gái nô lệ xứ Caria, mặt bằng đền ở thể tự do không đối xứng.
Đền Erechteyon nằm trên thành Acropolis và bảo tàng cổ vật quốc gia Acropolis. Erechthenon là ngôi đền duy nhất trong kiến trúc đền đài Hy Lạp, có mặt bằng không đối xứng, thờ hai Thần Athena, Poseidon.
Ngoài ra Hy Lạp cổ đại còn có các công trình tuyệt vời khác như:
Đền Athena Nike thờ thần thắng lợi Nike được xây dựng vào những năm 449-421 TCN. Trước và sau đền có 4 cột Ionic mảnh mai hài hòa. Trên diềm mái của đền Athena Nike có một băng điêu khắc vòng quanh dài 26m và cao 43cm. Cùng với nó là một băng phù điêu ca ngợi chiến thắng và vinh quang  thần Nike đem tới.
Sơn môn Propylees là cửa ngõ chính của khu thánh địa Acropolis ở Athens. Được xây dựng vào những năm 437-432 trc. CN. Tác giả là kiến trúc sư Mnesicles. Nhà hát Dionysus, nhà hát đặc trưng Hy Lạp. Tại đây trình diễn những tác phẩm bất hủ của các đại văn hào cổ điển Sophocles, Euripedes và của nhiều danh nhân nổi tiếng khác.
Những kiến trúc Hy Lạp cổ ngày nay phần lớn chỉ còn là phế tích và đang được phục chế. Nhưng trước những gì còn sót lại qua biến thiên của thời gian, chúng ta không thể không kinh ngạc bởi kích thước đồ sộ và độ tinh xảo, chính xác và mang tính nghệ thuật cao của các công trình.
Nét đăc sắc trong tổng quan vẻ đẹp của các công trình kiến trúc đền đài Hy Lạp đó là việc gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột. Cột ở các công trinh kiến trúc Hy Lạp cổ đại là hệ thống của sự tỷ lệ và cách thức trang trí cột. Đây là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.
Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: Cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những kiểu cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thiết kế cột trong các công trình Hy Lạp cổ đại được xem như một biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Vẻ đẹp của các thức cột được thực hiện theo nguyên tắc giữa “ Cái đẹp của con người” và sự “ Hài hòa của toán học”. Tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại là sự hài hòa, hoàn thiện và cao quý.

Ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp đối với hậu thế là rất lớn. Tầm ảnh hưởng này vẫn còn vang vọng đến ngày hôm nay và vẫn là một chuẩn mực có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.